Thiết bị xử lý bụi công nghiệp

   Công ty Ánh Dương chuyên nhận tư vấn, thiết kế và thi công các hệ thống lọc bụi công nghiệp xin giới thiệu là một số dạng lọc bụi công nghiệp hiện được sử dụng phổ biến.

1. Lọc bụi kiểu tay áo


      Nguyên lý:  Khí thải có lẫn bụi đi qua các tấm vải lọc.
      Ưu điểm :
      - Cấu tạo đơn giản. Lọc được nhiều loại bụi có kích thước khác nhau.
      - Hiệu suất làm sạch cao ngay cả đối với khí có nồng độ thấp. Lọc hiệu quả cao với hạt bụi ≥ 1µm. Lọc tốt những bụi mịn, khô khó tách khỏi không khí. Hiệu suất tách bụi đạt 99,61 – 99,74% khi nồng độ bụi trong không khí vào 3,26-8,34 g/m3.
       - Rũ bụi hoàn toàn tự động bằng khí nén hoặc bằng động cơ, vận hành và bảo dưỡng thiết bị dễ dàng.
      Ứng dụng:  Ứng dụng rộng rãi trong các ngành như chế biến gỗ, giấy, cơ khí, luyện kim, phân bón, các ngành sản xuất phát sinh ra bụi từ đập, nghiền, sàng,…


Amtech ATV Series Dust Collector 

3. Hệ thống lọc bụi  kiểu Cyclon

        

Hệ thống lọc bụi Cyclon và tháp hấp thụ


       Hệ thống lọc bụi kiểu Cyclone: Là thiết bị lọc bụi được sử dụng tương đối phổ biến. Nguyên lý làm việc của thiết bị lọc bụi kiểu Cyclone là lợi dụng lực ly tâm khi dòng không khí chuyển động để tách bụi ra khỏi không khí.
       Ưu điểm của Cyclone:
        - Trở lực ổn định cho một lưu lượng khí;
        - Xử lý hiệu quả với bụi có nồng độ cao; Hiệu suất đạt 95-98% đối với bụi thô (đường kính hạt bụi ≥ 5µm). Làm việc liên tục và hiệu quả đối với hạt bụi thô.
        - Chịu được hỗn hợp khí có nhiệt độ cao;
        - Không có bộ phận chuyển động, không có lõi lọc nên không cần thay thế;
        - Chi phí vận hành thấp;
        Ứng dụng:  Ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp phát sinh nhiều bụi như xi măng, sản xuất phân bón, chế biến gỗ; hoặc các quá trình sản xuất phát sinh ra bụi thô như đập, nghiền, sàng,…

Giới thiệu tháp hấp phụ


       1. Khái niệm: Hấp phụ là quá trình thu hút có chọn lọc khí và hơi bởi bề mặt chất rắn. Đây là quá trình lọc khí dựa trên ái lực bề mặt của chất rắn đối với chất khí và hơi làm cho phân tử khí và hơi bám vào bề mặt chất rắn.


       2. Phân loại: Hấp phụ được chia thành hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học. Sự khác nhau giữa chúng đó là kiểu phân tử khí liên kết với chất hấp phụ.
       3. Hấp phụ vật lý: Là quá trình phân tử khí bám chặt vào bề mặt chất hấp phụ do lực hấp dẫn tương tác giữa các phân tử( lực Van der Waal) về bản chất chính là lực tĩnh điện. Hấp phụ vật lý là quá trình thuận nghịch (đây là điểm rất quan trọng cho quá trình giải hấp phụ). Hấp phụ vật lý tỏa nhiệt thấp, chất hấp phụ và chất bị hấp phụ liên kết nhờ sự tương tác lưỡng cực nên giải hấp phụ dễ dàng và thu hồi dễ dàng chất được hấp phụ.Nên hấp phụ vật lý được ứng dụng phổ biến trong công nghệ xử lý khí thải.

      4. Hấp phụ hóa học: Là kết quả của quá trình tương hỗ về hóa học giữa khí và chất hấp phụ tạo nên sự liên kết rất bền vững giữa phân tử khí và chất hấp phụ. Hấp phụ hóa học tỏa nhiệt cao, tạo thành một hợp chất hóa học nên giải hấp phụ khó khăn và không thể thu hồi được chất hấp phụ.Vậy nên hấp phụ hóa học ít được ứng dụng để xử lý khí thải.
      Ứng dụng: Xử lý các khí thải có chứa dung môi trong công nghệ in, công nghệ sơn....

Giới thiệu tháp hấp thụ

      Công ty Cổ phần composite và Công nghệ Ánh Dương chuyên xử lý nước thải, khí thải xin giới thiệu với các bạn hệ thống xử lý khí thải bằng tháp hấp thụ bằng composite do công ty thiết kế và sản xuất.
        Tháp hấp thụ được chế tạo bằng vật liệu composite có ưu điểm nhẹ, không bị ăn mòn hóa chất. Đặc biệt tháp còn có ưu thế về giá so với tháp được gia công từ thép inox.


53
       
           Hệ thống tháp hấp thụ bao gồm phần hấp thụ, khoang dung dịch hồi lưu, hệ thống giàn mưa, máy bơm hấp thụ- hồi lưu.

531


Tính năng cơ lý của tháp hấp thụ
                         (Thử theo tiêu chuẩn ASTM của Mỹ và ISO - Châu Âu)

T.T
Đặc trưng kỹ thuật
Giới hạn
Phương pháp thử
1
Độ cứng barcol 32 - 38 ASTM D-2583
2
Độ bền kéo 195 - 220 kG/cm2 ASTM D-3039/ISO 527
3
Mơ đun kéo 174 - 178 kG/cm2 ASTM D-3039/ISO 527
4
Độ bền uốn 200- 210Kg/cm2 ASTM D- 7901/ISO - 178
5
Mơ đun uốn 28 -29 kG/cm2 ASTM D -7901/ISO -178
6
Hàm lượng thuỷ tinh 35 - 40% ASTM D-2584/ISO 1172
7
Tỷ trọng
1.6 – 1.7 kg/dm3
ASTM D-792/ISO 1138
8
Nhiệt độ biến dạng 100 - 1020C ASTM D-648/ISO 75
43

Xin cảm ơn sự quan tâm của các bạn.

Giới thiệu hệ thống lọc bụi cyclon


        Công ty Cổ phần Composite và Công nghệ Ánh Dương - chuyên về xử lý môi trường xin giới thiệu với các bạn nguyên lý hệ thống cylcone lọc bụi trong xử lý khí thải:
        Công nghệ xử lý khí ô nhiễm bằng phương áp Xyclon (Cyclone)là phương pháp tách bụi có trọng lượng lớn ra khỏi hỗn hợp khí bằng lực ly tâm khi dòng khí chuyển động tròn theo thành Cyclone. Dòng khí sạch được cuốn ra ngoài ở ống trung tâm, hạt bụi va đập và thành rớt xuống đáy.
  1.         Sơ đồ công nghệ của thiết bị Cyclone
        Công nghệ Cyclone gồm 02 phương pháp
  •  Cyclone ướt (wet Cyclone): Tách hạt bụi kích thước mm ra khỏi hỗn hợp khí ô nhiễm;
  •  Cyclone khô (dry Cyclone): Tách hạt bụi kích thước mm ra khỏi hỗn hợp khí ô nhiễm;
       Công ty Cổ phần Composite và Công nghệ Ánh Dương xin giới thiệu bài viết xử lý khí thải - hệ thống xiclon.
      Thiết bị Cyclone được sử dụng với các loại khí thải có bụi dạng hạt rắn. Đối với khí thải có khí độc hại lẫn hạt rắn thì sau khi khí thải đi qua Cyclon sẽ tiếp tục được đi qua tháp hấp thụ trước khi được thải ra môi trường.

 2. Ưu điểm của Cyclone:
          - Trở lực ổn định cho một lưu lượng khí;
          - Xử lý hiệu quả với bụi có nồng độ cao;
          - Chịu được hỗn hợp khí có nhiệt độ cao;
          - Không có bộ phận chuyển động, không có lõi lọc nên không cần thay thế;
          - Chi phí vận hành thấp;
          - Làm việc liên tục và hiệu quả đối với hạt bụi thô
           - Hiệu suất đạt 95-98% đối với bụi thô (đường kính hạt bụi ≥ 5µm)

4. Ứng dụng:
         Ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như xi măng, sản xuất phân bón, chế biến gỗ, quá trình sản xuất phát sinh ra bụi thô như đập, nghiền, sàng,…